Các chuyên gia phần mềm có thể đã quá quen thuộc với thuật ngữ “Design Pattern – Mẫu thiết kế” (sau đây viết tắt là DP), nhưng thực tế cũng còn khá nhiều nhiều người không biết Design Pattern là gì. Do đó, người ta thường không thấy được các DP có giá trị như thế nào và lợi ích nó mang lại cho quá trình phát triển phần mềm, đặc biệt là trong các lĩnh vực bảo trì và tái sử dụng mã ra sao. Hãy cùng tóm tắt các tính năng nổi bật của một DP điển hình và đi đến một định nghĩa để bạn sẽ biết DP là gì và bạn có thể mong đợi những gì khi kết hợp DP vào thiết kế của bạn.

Design Pattern là gì?

Design Pattern (DP) được định nghĩa là các giải pháp đã được thử nghiệm để giúp giải quyết các vấn đề về thiết kế.

Các DP có nguồn gốc từ Christopher Alexander, một kỹ sư xây dựng đã đúc rút qua kinh nghiệm trong việc giải các vấn đề thiết kế vì chúng liên quan đến các tòa nhà và thị trấn. Alexander nhận ra rằng các cấu trúc thiết kế nhất định, khi được sử dụng hết lần này đến lần khác đều sẽ dẫn đến hiệu quả mong muốn. Ông đã ghi lại và công bố rộng rãi về kinh nghiệm này để những người khác có thể hưởng lợi.

Khoảng năm 1994, các chuyên gia phần mềm đầu tiên đã bắt đầu kết hợp các nguyên tắc của Alexandre vào việc tạo ra tài liệu mẫu thiết kế ban đầu như một hướng dẫn cho các nhà phát triển mới. Sự việc này sau đó được lan rộng và đạt đến đỉnh cao, đưa ra 23 mẫu dựa trên kinh nghiệm của các tác giả tại thời điểm đó. Những mẫu này được chọn vì chúng đại diện cho các giải pháp cho các vấn đề phổ biến trong phát triển phần mềm.

Tóm lại, Design Pattern là một kỹ thuật trong lập trình hướng đối tượng, được các nhà nghiên cứu đúc kết và tạo ra các mẫu thiết kế chuẩn. Và DP không phải là một ngôn ngữ lập trình cụ thể nào cả, nó có thể sử dụng được trong hầu hết các ngôn lập trình có hỗ trợ OOP hiện nay.

#design-pattern #web-development

Design Pattern là gì và những điều không thể bỏ qua
2.70 GEEK